Mũ bảo hiểm sau va đập có thể sử dụng tiếp không?

Khi mũ bảo hiểm vô tình trải qua một va đập mạnh, nhiều bạn đặt ra câu hỏi là mũ bảo hiểm sau va đập có còn khả năng bảo vệ hiệu quả hay không? Liệu việc tiếp tục sử dụng chiếc mũ đó có gây nguy hiểm tiềm ẩn? Bài viết dưới đây NIC Helmets sẽ giúp bạn “giải mã” những thắc mắc, cũng như hướng dẫn cách kiểm tra và nhận biết dấu hiệu hỏng hóc củ mũ bảo hiểm sau va đập.
Mũ bảo hiểm hoạt động thế nào khi xảy ra va đập?
Trước hết, ta cần nắm rõ cách thức hoạt động của mũ khi chịu lực tác động. Cụ thể, những bộ phận như lớp vỏ, lớp mút xốp EPS và lớp đệm sẽ phối hợp để hấp thụ va đập, hạn chế chấn thương đầu người dùng.
- Vai trò của lớp vỏ ngoài: Lớp vỏ ngoài của mũ bảo hiểm thường làm từ nhựa ABS, polycarbonate hoặc sợi carbon – có nhiệm vụ phân tán lực khi va chạm để giảm tác động lên đầu. Tuy nhiên, lớp này chỉ là tuyến bảo vệ đầu tiên, phần lớn lực sẽ được chuyển xuống lớp xốp EPS bên trong để hấp thụ và bảo vệ hiệu quả hơn.
- Vai trò của lớp xốp EPS: Lớp xốp EPS (Expandable Polystyrene) nằm bên trong mũ, có nhiệm vụ hấp thụ lực khi va chạm. Khi xảy ra va chạm, lớp này sẽ “biến dạng” để giảm tác động lên đầu, giúp hạn chế chấn thương nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nhiều người không để ý một điều thực tế rằng mũ bảo hiểm chỉ “sử dụng tốt nhất cho một lần chịu va chạm đầu tiên”. Sau khi bị đập mạnh, lớp xốp EPS bên trong có thể đã biến dạng, làm giảm khả năng bảo vệ cho dù vỏ ngoài còn nguyên. Việc tiếp tục sử dụng mũ đã bị va đập có thể tiềm ẩn rủi ro trong các tai nạn sau đó.

Có nên tiếp tục sử dụng mũ sau khi bị va đập?
Việc quyết định giữ lại hay thay mới mũ bảo hiểm sau va đập sẽ tùy vào tình trạng hư hại của mũ bảo hiểm. Nếu chiếc mũ bảo hiểm của bạn không hư hại nhiều, bạn có thể giữ lại tiếp tục sử dụng. Ngược lại, nếu nó đã hư hại quá nhiều, bạn nên thay thế chiếc mũ mới để đảm bảo an toàn hơn.
Trước khi đưa ra quyết định thay mới mũ bảo hiểm, người dùng cần kiểm tra toàn diện mũ hoặc nhờ đến sự trợ giúp của những chuyên gia có kinh nghiệm đánh giá.
5 dấu hiệu rõ ràng đánh giá mũ không còn dùng được:
- Vết nứt hoặc lõm trên vỏ ngoài: Khi thấy các vết nứt lớn hoặc lõm sâu trên lớp vỏ, đây là dấu hiệu mũ đã bị tổn thương nghiêm trọng.
- Lớp xốp EPS bị rạn hoặc vỡ: Nếu phát hiện lớp xốp bị nứt vỡ hoặc có dấu hiệu thì chắc chắn mũ không còn khả năng bảo vệ.
- Dây quai bị đứt hoặc lỏng: Dây quai giữ mũ có vai trò cố định đầu, nếu bị hư hỏng cũng đồng nghĩa với việc mũ không thể giữ đúng vị trí bảo vệ.
- Nón bị biến dạng hoặc móp méo nhiều: Sự biến dạng khác thường cho thấy mũ đã “hoàn thành nhiệm vụ”, đó là hấp thụ một va chạm lớn.
- Cảm giác cứng đơ khi ấn vào lớp xốp: Lớp EPS thường mềm để hấp thụ va đập, nếu cảm giác quá cứng hoặc giòn thì lớp xốp có thể đã mất khả năng đàn hồi.
Việc tiếp tục dùng một chiếc mũ bảo hiểm đã chịu lực va đập lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi gặp va chạm tiếp theo, lực tác động không được hấp thụ hiệu quả nữa, nó có thể truyền thẳng đến hộp sọ, làm tăng nguy cơ tổn thương não.
Dù chỉ là trầy xước sâu, vết lõm nhẹ hay dây quai lỏng, bạn vẫn nên kiểm tra bên trong mũ và cân nhắc thay mũ bảo hiểm mới. Bởi lớp xốp EPS bên trong có thể đã mất khả năng bảo vệ dù bạn không nhìn thấy rõ. Lúc này, việc đầu tư một chiếc mũ mới cho bản thân là đầu tư cho sự an toàn và yên tâm mỗi khi lên đường.

Cách chọn mũ bảo hiểm mới an toàn, bền bỉ
Nếu bạn đang cần chọn mua một chiếc mũ bảo hiểm mới thay thế cho chiếc mũ cũ sau khi va chạm. Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn giúp bạn chọn mũ bảo hiểm mới đáng tin cậy, yên tâm hơn.
Ưu tiên mũ đạt chuẩn ECE 22.06, DOT, QCVN
ECE 22.06 (Châu Âu) và DOT (Mỹ) và QCVN (Việt Nam) là những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và khả năng bảo vệ của mũ bảo hiểm. Một chiếc mũ đạt chuẩn này tức là nó đã trải qua nhiều bài kiểm tra về va đập, chịu lực, tính ổn định, và các yếu tố an toàn khác.
Khi mua mũ mới, hãy kiểm tra kỹ nhãn mác, tem chứng nhận để đảm bảo mũ có đủ tiêu chuẩn cần thiết. Đây là cơ sở quan trọng để lựa chọn mũ bảo hiểm thực sự hiệu quả, đảm bảo an toàn cho bạn trong mọi trường hợp.

Tìm hiểu tính năng, chất lượng sản phẩm
Ngoài tiêu chuẩn kỹ thuật, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các tính năng bổ sung của mũ như khả năng thoáng khí, trọng lượng, hệ thống khóa an toàn, một số tính năng đặc biệt khác và chất liệu vỏ ngoài. Những yếu tố này góp phần nâng cao trải nghiệm sử dụng và đảm bảo mũ phù hợp với nhu cầu di chuyển của bạn.

Xem thêm: Top 5 lưu ý trước khi chọn mua mũ bảo hiểm fullface?
Mua tại nơi có chính sách bảo hành rõ ràng
Một điểm quan trọng khác khi chọn mũ bảo hiểm mới là mua tại những cửa hàng hoặc đại lý chính hãng có chính sách bảo hành, chính sách hậu mãi rõ ràng. NIC Helmets là thương hiệu mũ bảo hiểm cao cấp hàng đầu Việt nam, giúp bạn yên tâm về chất lượng sản phẩm và trải nghiệm mua sắm.

Liên hệ NIC Helmets
Chúng tôi chuyên phân phối mũ bảo hiểm carbon cao cấp, mang đến cho bạn trải nghiệm lái xe an toàn và phong cách. Mũ bảo hiểm của NIC Helmets được sản xuất từ vật liệu cao cấp, nhẹ, bền, chống va đập tốt, đồng thời sở hữu thiết kế hiện đại, sang trọng.
Bạn muốn sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm cao cấp? Hay bạn muốn trở thành đại lý chính hãng của NIC Helmets? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, báo giá hợp lý và hưởng vô vàn ưu đãi hấp dẫn.

Thông tin liên lạc:
Đăng ký làm đại lý tại đường dẫn sau: https://nic-helmets/chinh-sach-dai-ly/
Địa chỉ công ty: 50A Dương Đức Hiền, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đường dây nóng: 0906 994 129
Email: nichelmets@gmail.com
Website: nichelmets.com
Fanpage: NIC Helmets
Kết luận
Một chiếc mũ bảo hiểm chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất khi còn nguyên vẹn. Sau va đập, dù không thấy tổn hại rõ ràng, bạn vẫn nên nghiêm túc đánh giá tình trạng của mũ và cân nhắc thay mới – bởi cuộc sống không thể đánh cược! Nếu bạn đang tìm cho mình một chiếc mũ bảo hiểm cao cấp, chất lượng, bạn có thể tham khảo các sản phẩm mũ bảo hiểm carbon tới từ thương hiệu NIC Helmets bên dưới.
Xem thêm:
Chia sẻ: