Mũ bảo hiểm là gì? Có bao nhiêu loại, Chọn loại nào phù hợp?

Avatar of Nic Sport

Nic Sport

30/12/2024

Mũ bảo hiểm là gì? có bao nhiêu loại? chọn loại nào phù hợp?

Ngày nay, việc sử dụng mũ bảo hiểm đã trở nên phổ biến, không thể thiếu mỗi khi lái xe gắn máy, tham gia các hoạt động thể thao. Vậy mũ bảo hiểm là gì? mũ bảo hiểm có những loại nào và làm thế nào để chọn được loại phù hợp với bản thân? Hãy cùng NIC Helmets khám tại bài viết bên dưới đây.

Mũ bảo hiểm là gì?

Mũ bảo hiểm là một thiết bị được thiết kế để bảo vệ đầu dành cho người đi xe máy, xe đạp và các phương tiện giao thông khác khỏi những va chạm, va đập lên vùng đầu. Nó thường được làm từ các vật liệu như nhựa PC, ABS, sợi thủy tinh hoặc sợi carbon cùng một lớp xốp bên trong để giảm thiểu tác động lực và chấn động đến đầu người sử dụng.

Mũ bảo hiểm còn có các tính năng khác như che nắng, chắn gió, bụi, tiếng ồn, bảo vệ mắt và nhiều tính năng hữu ích khác cho người đội. Với sự phát triển của công nghệ, các mẫu mũ bảo hiểm ngày càng được thiết kế tinh xảo, đa dạng về mẫu mã, chất liệu và tính năng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Mũ bảo hiểm là gì?

Các loại mũ bảo hiểm phổ biến hiện nay

Hiện nay, người tiêu dùng có thể lựa chọn giữa nhiều loại mũ bảo hiểm khác nhau, mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm riêng. Dưới đây là 3 loại mũ bảo hiểm phổ biến nhất:

Mũ bảo hiểm fullface

Mũ bảo hiểm fullface là loại mũ bao phủ toàn bộ khuôn mặt của người sử dụng. Đây được xem là loại mũ bảo hiểm an toàn nhất hiện nay bởi khả năng bảo vệ toàn diện (cả vùng đầu và mặt).

Mũ bảo hiểm fullface

Ưu điểm nổi bật của mũ fullface là khả năng bảo vệ toàn diện, che chắn mắt và khuôn mặt khỏi các vật thể bay lại, gió, bụi, côn trùng,… Nó cũng được tích hợp nhiều công nghệ bên trong để cho cảm giác đội tốt hơn. Tuy nhiên, loại mũ này cũng có nhược điểm là thường nặng hơn các loại mũ khác.

Mũ bảo hiểm fullface đáp ứng mọi nhu cầu, từ di chuyển hằng ngày, đi phượt đường dài, đến thể thao mạo hiểm và chạy tốc độ cao. Đặc biệt, đội mũ fullface còn phù hợp trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.

Mũ bảo hiểm nửa đầu

Mũ bảo hiểm nửa đầu (hoặc mũ ½) đa phần chỉ bao phủ phần trên của đầu, không che phần mặt, tai của người sử dụng. Nhưng ngày nay, mũ bảo hiểm nửa đầu còn có thể có nhiều tính năng hơn như ốp tai che phủ tai, kính chắn gió, chống tia UV,… bảo vệ gần như toàn diện.

Mũ bảo hiểm nữa đầu

Ưu điểm của mũ nửa đầu là tạo cảm giác thoải mái, thông thoáng, dễ sử dụng và di chuyển. Tuy nhiên, loại mũ này chỉ bảo vệ được phần trên đầu, không che chắn toàn bộ khuôn mặt nên tính an toàn không cao bằng mũ fullface.

Mũ bảo hiểm nửa đầu phù hợp với nhu cầu di chuyển ngắn trong thành phố, mang lại cảm giác dễ chịu đồng thời vẫn đảm bảo an toàn cho người dùng trong điều kiện giao thông đô thị và tốc độ thấp.

Mũ bảo hiểm 3/4

Mũ bảo hiểm 3/4 là sự kết hợp giữa mũ fullface và mũ nửa đầu, bao phủ từ phần trên đầu, 2 bên tai đến gần cằm. Thiết kế hở mặt thoáng mát, có thể kết hợp các loại kính có dây đeo phía sau để bảo vệ mắt tốt hơn.

Mũ bảo hiểm 3/4

Ưu điểm của mũ 3/4 là có khả năng bảo vệ tốt hơn mũ nửa đầu, đồng thời vẫn tạo cảm giác thoải mái và dễ sử dụng hơn mũ fullface. Tuy nhiên, loại mũ này vẫn không che chắn hoàn toàn khuôn mặt như mũ fullface.

Mũ bảo hiểm 3/4 đầu kết hợp an toàn và thoáng mát, lựa chọn lý tưởng để di chuyển trong thành phố hoặc phượt tốc độ vừa phải.

Một số loại mũ bảo hiểm khác

Ngoài 3 loại mũ bảo hiểm chính trên, còn có một số loại mũ bảo hiểm ít phổ biến hơn, chúng được xem là biến thể của 3 loại mũ ở trên:

  • Mũ bảo hiểm trẻ em: Các mẫu mũ này có kích thước, thiết kế phù hợp với trẻ nhỏ, thường có nhiều màu sắc và họa tiết bắt mắt.
  • Mũ bảo hiểm thể thao: Như mũ dành cho xe đạp, trượt patin, trượt ván, đua ngựa,… với thiết kế đặc thù phù hợp từng loại hình hoạt động.
  • Mũ bảo hiểm modular(mũ bảo hiểm lật cằm) cho phép người dùng linh hoạt chuyển đổi giữa hai kiểu dáng mũ ¾ và mũ fullface. Thoáng mát khi mở cằm, kín đáo khi đóng cằm, phù hợp cho cả di chuyển trong thành phố lẫn những chuyến đi dài.
  • Mũ bảo hiểm cào cào(mũ offroad) chuyên dụng cho xe địa hình, với thiết kế cằm nhô dài, che nắng rộng, bảo vệ tối ưu và thoáng khí, lý tưởng cho địa hình gồ ghề.

Tiêu chí lựa chọn mũ bảo hiểm phù hợp

Mục đích sử dụng và sở thích cá nhân

Về mục đích sử dụng, mũ fullface phù hợp cho những ai đi xe phân khối lớn hoặc đi phượt, di chuyển tốc độ cao. Mũ 3/4 đầu lý tưởng cho người di chuyển trong thành phố hoặc đi phượt ở tốc độ vừa phải. Mũ nửa đầu dành cho những chuyến đi ngắn, di chuyển trong khu vực đô thị như đi học, đi chơi, đi làm,… 

Ngoài ra, lựa chọn mũ theo sở thích cá nhân cũng rất quan trọng, từ thiết kế, tính năng cho tới màu sắc cũng cần được chọn lựa sao cho phù hợp với phong cách, thể hiện được cá tính riêng.

Chọn mũ bảo hiểm theo phong cách cá nhân

Kích thước và kiểu dáng

Kích thước mũ phải vừa vặn, không quá rộng hoặc quá hẹp so với kích thước đầu người dùng. Mũ quá rộng sẽ gây cảm giác không an toàn và có thể bật ra khỏi đầu khi xảy ra va chạm. Ngược lại, mũ quá chật sẽ gây khó chịu, hạn chế khả năng vận động và dễ bị đau đầu.

Người dùng cần thử mũ và đo kích thước đầu, sau đó so sánh với thông số kích thước của từng loại mũ để chọn được size phù hợp. Ngoài ra, kiểu dáng mũ cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng, bạn có thể lựa chọn giữa các kiểu mũ fullface, 3/4 hay nửa đầu tùy nhu cầu sử dụng.

Chọn mũ bảo hiểm có kích thước phù hợp

Chất liệu và độ bền

Mũ bảo hiểm phải được làm từ các vật liệu chắc chắn, có khả năng chịu lực va đập tốt như nhựa ABS, polycarbonate, sợi carbon hay sợi thủy tinh. Vỏ ngoài hấp thụ xung động tốt giúp bảo vệ đầu người sử dụng khi xảy ra va chạm.

Bên cạnh đó, người dùng cũng cần lưu ý đến các tiêu chuẩn, tem mác dán trên mũ để xác định mũ có đáp ứng đủ tiêu chí hay không. Một số loại tem thường thấy trên mũ như QCVN 2:2021/BKHCN, DOT, ECE – R22.06, CE EN1078,…

Kiểm tra độ bền mũ bảo hiểm

Độ thoải mái khi sử dụng

Mũ bảo hiểm không gây cảm giác nặng nề, ức chế, khó chịu cho người sử dụng. Điều này phụ thuộc vào kích thước vừa vặn, trọng lượng nhẹ và lớp lót bên trong êm ái.

Một số tính năng bổ sung như có lỗ thông gió, khả năng điều chỉnh kích thước, tích hợp kính chắn,… cũng giúp tăng sự thoải mái khi đội mũ trong thời gian dài.

Chọn mũ bảo hiểm đội thoải mái

Giá cả và thương hiệu

Cuối cùng, bạn cần cân nhắc cả yếu tố giá cả và thương hiệu của mũ bảo hiểm. Các sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo được chất lượng, độ an toàn và chế độ bảo hành. Một số thương hiệu mũ bảo hiểm uy tín có thể kế tới như POC Helmets, Falcon Helmets, NIC Helmets.

Thêm nữa, bạn cần tìm hiểu kỹ về thông số kỹ thuật, chứng nhận chất lượng và đánh giá của người dùng trước khi chọn mua. Đồng thời, so sánh giá cả và chọn sản phẩm phù hợp với khả năng tài chính của mình.

Liên hệ NIC Helmets

Chúng tôi chuyên phân phối mũ bảo hiểm carbon cao cấp, mang đến cho bạn trải nghiệm lái xe an toàn và phong cách. Mũ bảo hiểm carbon của NIC Helmets được sản xuất từ vật liệu cao cấp, nhẹ, bền, chống va đập tốt, đồng thời sở hữu thiết kế hiện đại, sang trọng.

Bạn muốn sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm carbon cao cấp? Hay bạn muốn trở thành đại lý chính hãng của NIC Helmets? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, báo giá hợp lý và hưởng vô vàn ưu đãi hấp dẫn.

Liên hệ thương hiệu nón bảo hiểm NIC

Thông tin liên lạc:

Đăng ký làm đại lý tại đường dẫn sau: https://nic-helmets/chinh-sach-dai-ly/

Địa chỉ công ty: 50A Dương Đức Hiền, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Đường dây nóng: 0906 994 129

Email: nichelmets@gmail.com

Website: nichelmets.com

Fanpage: NIC Helmets

Kết luận

Mũ bảo hiểm là thiết bị bảo vệ quan trọng đối với người tham gia giao thông, đặc biệt là người đi xe máy, xe đạp. Hiện nay, người tiêu dùng có thể lựa chọn giữa nhiều loại mũ bảo hiểm khác nhau như fullface, nửa đầu, 3/4 và các loại đặc dụng khác. 

Khi chọn mua, cần xem xét các tiêu chí như mục đích sử dụng, sở thích, kích thước, chất liệu, độ thoải mái, cũng như giá cả và thương hiệu để đảm bảo an toàn và sự hài lòng khi sử dụng.

Xem thêm: 

Share:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN