Mũ bảo hiểm carbon là gì? Lý do nên chọn?

Avatar of Nic Sport

Nic Sport

27/08/2024

Mũ bảo hiểm carbon là gì?

Mũ bảo hiểm carbon đã dần trở thành một lựa chọn hàng đầu cho những người yêu thích môn thể thao tốc độ và đam mê xe máy. Với những ưu điểm vượt trội về trọng lượng, độ bền và thiết kế, mũ bảo hiểm carbon ngày càng được ưa chuộng trên thị trường. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mũ bảo hiểm carbon là gì, từ cấu tạo, quy trình sản xuất đến những lợi ích khi sử dụng, các điểm xem xét khi chọn mua sản phẩm này và gợi ý bạn một số dòng mũ bảo hiểm sợi carbon phổ biến.

Mũ bảo hiểm carbon là gì?

Mũ bảo hiểm carbon là loại mũ bảo hiểm được làm từ vật liệu sợi carbon (CF). Đây là một loại vật liệu sợi mới có độ bền cao và mô-đun cao chứa hơn 95% carbon. Sợi carbon “linh hoạt, dẻo dai ở bên ngoài và cứng cáp ở bên trong”. Nó nhẹ hơn nhôm kim loại nhưng bền hơn thép, có khả năng chống ăn mòn cao. Nó được xem là vật liệu quan trọng, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như hàng không, ô tô đua và các môn thể thao tốc độ. Nó không chỉ có những đặc tính vốn có của vật liệu carbon mà còn có khả năng gia công mềm mại của sợi dệt. Đây là loại sợi gia cố thế hệ mới, còn được mệnh danh là “vua của vật liệu”.

Xem thêm: Sợi carbon là gì? Các loại sợi carbon phổ biến trên mũ bảo hiểm?

Vật liệu carbon

Cấu tạo mũ bảo hiểm carbon

Cấu tạo của mũ bảo hiểm carbon bao gồm nhiều lớp vật liệu khác nhau, mỗi lớp đều có chức năng riêng nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng:

  • Lớp vỏ ngoài: Đây là phần quan trọng nhất của mũ bảo hiểm carbon, được làm từ sợi carbon. Lớp này có nhiệm vụ chính là hấp thụ và phân tán lực va đập khi xảy ra tai nạn. Sợi carbon với cấu tạo đan xen chặt chẽ theo nhiều hướng khác nhau, tạo nên một cấu trúc vô cùng chắc chắn nhưng vẫn đảm bảo độ linh hoạt cần thiết.
  • Lớp xốp đen EPS: Nằm bên dưới lớp vỏ carbon là lớp xốp đen làm từ chất liệu EPS (Expanded Polystyrene) nhập khẩu từ Mỹ. Lớp này có tác dụng hấp thụ và giảm thiểu lực va đập truyền đến đầu người sử dụng.
  • Bộ lót trong: Đây là lớp tiếp xúc trực tiếp với da đầu người sử dụng. Lớp này thường được làm từ các chất liệu mềm mại, thoáng khí như vải lưới, coolmax có chức năng kháng khuẩn, thấm hút nhanh, độ dày cao tăng cường sự thoải mái khi đội mũ trong thời gian dài. 
  • Hệ thống thông gió: Các mũ bảo hiểm carbon hiện đại thường được trang bị hệ thống thông gió tiên tiến, bao gồm các khe hở và kênh dẫn khí được thiết kế khoa học. Hệ thống này giúp lưu thông không khí bên trong mũ, giảm nhiệt độ và độ ẩm, mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
  • Dây đai cài và khóa mũ: Phần dây đai cài của mũ bảo hiểm carbon thường được làm từ chất liệu nylon hoặc polyester chất lượng cao, có độ bền và độ đàn hồi tốt. Hệ thống khóa cài thường là loại khóa MicroLock hoặc khóa D-ring, đảm bảo mũ được cố định chắc chắn trên đầu người sử dụng.
Cấu tạo mũ bảo hiểm carbon

Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất mũ bảo hiểm carbon là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật cao. Dưới đây là các bước chính trong quy trình sản xuất:

  • Thiết kế và mô phỏng: Quá trình bắt đầu với việc thiết kế mũ bảo hiểm bằng phần mềm CAD (Computer-Aided Design). Các kỹ sư từ đội ngũ R&D sẽ tạo ra mô hình 3D chi tiết của mũ, bao gồm cả hình dáng bên ngoài và cấu trúc bên trong. Sau đó, họ sẽ tiến hành mô phỏng va chạm bằng máy tính để đánh giá hiệu quả bảo vệ của mũ.
  • Tạo khuôn: Dựa trên thiết kế đã được phê duyệt, các kỹ thuật viên sẽ tạo ra khuôn mẫu. Khuôn này thường được làm từ kim loại hoặc composite và có hình dạng chính xác của mũ bảo hiểm.
  • Chuẩn bị vật liệu: Sợi carbon được cắt thành những mảnh có kích thước và hình dạng phù hợp. Các mảnh này sẽ được xếp chồng lên nhau theo một trật tự nhất định để tạo nên cấu trúc vỏ mũ.
  • Đặt sợi carbon: Các lớp sợi carbon được đặt cẩn thận vào khuôn. Quá trình này có thể được thực hiện bằng tay hoặc bằng máy, tùy thuộc vào độ phức tạp của thiết kế và quy mô sản xuất.
  • Ép khuôn: Khuôn chứa các lớp sợi carbon được đưa vào lò ép áp suất cao và nhiệt độ cao. Trong quá trình này, nhựa epoxy được thêm vào để liên kết các sợi carbon lại với nhau, tạo nên một cấu trúc chắc chắn và đồng nhất.
  • Làm nguội và tháo khuôn: Sau khi quá trình ép khuôn hoàn tất, mũ bảo hiểm được để nguội dần và sau đó tháo ra khỏi khuôn.
  • Hoàn thiện: Vỏ mũ carbon sau khi tháo khuôn sẽ được cắt tỉa, mài nhẵn và kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có khuyết tật.
  • Lắp ráp các bộ phận: Các bộ phận khác như lớp đệm giảm chấn, lớp lót trong, hệ thống thông gió và dây đai cài được lắp ráp vào vỏ mũ carbon.
  • Kiểm tra chất lượng: Mỗi mũ bảo hiểm carbon sau khi hoàn thiện đều phải trải qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt về độ bền, khả năng chống va đập và các tiêu chuẩn an toàn khác.
  • Sơn và trang trí: Cuối cùng, mũ bảo hiểm carbon được sơn phủ và trang trí theo thiết kế mong muốn. Quá trình này thường sử dụng công nghệ sơn tiên tiến để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cao.

Quy trình sản xuất mũ bảo hiểm carbon đòi hỏi sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và kỹ năng thủ công tinh xảo. Mỗi bước trong quy trình đều được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt được chất lượng cao nhất, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế.

Mũ bảo hiểm carbon có độ bền cao

Xem thêm: Quy trình sản xuất mũ bảo hiểm carbon NIC?

Ưu điểm của mũ bảo hiểm carbon 

Mũ bảo hiểm carbon mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với các loại mũ bảo hiểm truyền thống. Dưới đây là những ưu điểm chính của mũ bảo hiểm carbon:

Trọng lượng nhẹ

Một trong những lợi ích nổi bật nhất của mũ bảo hiểm carbon là trọng lượng cực kỳ nhẹ. So với các loại mũ bảo hiểm làm từ vật liệu truyền thống như nhựa ABS, mũ bảo hiểm carbon có thể nhẹ hơn đến 30-40%. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng:

  • Giảm mệt mỏi: Khi đội mũ trong thời gian dài, đặc biệt là trong các chuyến đi xa hoặc các cuộc đua, trọng lượng nhẹ của mũ carbon giúp giảm áp lực lên cổ và vai, từ đó giảm mệt mỏi và tăng tập trung.
  • Tăng tính linh hoạt: Trọng lượng nhẹ giúp người sử dụng dễ dàng di chuyển đầu, quan sát xung quanh tốt hơn, đặc biệt quan trọng trong các tình huống cần phản ứng nhanh trên đường.
  • Cải thiện hiệu suất: Đối với các vận động viên đua xe, trọng lượng nhẹ của mũ carbon có thể giúp cải thiện hiệu suất bằng cách giảm lực cản không khí và giảm trọng lượng tổng thể.
  • Thoải mái hơn: Trọng lượng nhẹ giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái hơn, như thể không đội mũ, đặc biệt khi sử dụng trong thời gian dài.
Chất liệu carbon siêu nhẹ

Độ bền cao

Mũ bảo hiểm carbon có độ bền vượt trội so với các loại mũ bảo hiểm thông thường. Đây cũng chính là lý do khiến loại mũ này ngày càng được nhiều người tin dùng, cụ thể mũ sở hữu các tính năng ưu việt như:

  • Chịu nhiệt: Carbon fiber có khả năng chịu nhiệt độ cao mà không bị biến dạng. Điều này đặc biệt quan trọng trong các tình huống va chạm, khi nhiệt độ có thể tăng cao do ma sát.
  • Chống tia UV: Mũ bảo hiểm carbon có khả năng chống tia UV tốt, giúp bảo vệ vật liệu không bị xuống cấp khi tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mặt trời.
  • Chống ăn mòn: Carbon fiber không bị ăn mòn bởi các yếu tố môi trường như nước, muối, hay các hóa chất thông thường. Điều này giúp mũ bảo hiểm duy trì được chất lượng và hình dáng trong thời gian dài.
  • Chống va đập: Đặc tính quan trọng nhất của mũ bảo hiểm carbon là khả năng chống va đập xuất sắc. Cấu trúc sợi carbon có khả năng hấp thụ và triệt tiêu tối đa lực va đập hiệu quả, giúp bảo vệ đầu người sử dụng tốt hơn trong trường hợp xảy ra tai nạn.
Quá trình sản xuất mũ bảo hiểm carbon

Thiết kế hiện đại và sang trọng 

Mũ bảo hiểm carbon không chỉ ưu việt về mặt kỹ thuật mà còn nổi bật về mặt thiết kế, chúng thường được tối ưu hóa về mặt khí động học, giúp giảm lực cản không khí, đặc biệt quan trọng đối với các vận động viên đua xe.

Bề mặt carbon fiber có vẻ đẹp độc đáo với các đường vân sợi carbon nhìn thấy được. Nhiều người yêu thích vẻ đẹp công nghệ và đẳng cấp này. Ngoài ra, nhờ tính linh hoạt của vật liệu carbon, các nhà sản xuất có thể tạo ra nhiều kiểu dáng mũ bảo hiểm khác nhau, từ mũ full-face, mũ 3/4, cho đến mũ 1/2…

Thiết kế mũ bảo hiểm carbon

Chất lượng và độ nổi tiếng

Mũ bảo hiểm carbon thường được sản xuất bởi các thương hiệu uy tín, với quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt:

  • Tiêu chuẩn an toàn cao: Mũ bảo hiểm carbon phải đáp ứng và thường vượt qua các tiêu chuẩn an toàn quốc tế như DOT, ECE,…
  • Công nghệ tiên tiến: Các nhà sản xuất mũ bảo hiểm carbon sử dụng công nghệ hiện đại trong quy trình sản xuất, từ việc gia công vật liệu cho đến hoàn thiện sản phẩm. Điều này giúp đảm bảo rằng mỗi chiếc mũ không chỉ bền mà còn an toàn và thoải mái khi sử dụng.
  • Đánh giá từ người dùng: Mũ bảo hiểm carbon nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tiêu dùng về chất lượng, thiết kế và sự thoải mái. Những đánh giá này không chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân mà còn qua các thử nghiệm thực tế trong điều kiện khắc nghiệt.
Người sử dụng mũ bảo hiểm carbon

Những điều cần xem xét khi mua mũ bảo hiểm carbon

Giá mũ bảo hiểm carbon bao nhiêu?

Mũ bảo hiểm sợi carbon thường tương đối đắt vì bản thân vật liệu sợi carbon cũng đắt tiền. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều nhà sản xuất muốn giảm giá thành nên đan sợi carbon với sợi polyme, phủ lớp mô-đun mỏng đi… Vì thế nên giá thành của các loại mũ bảo hiểm sợi carbon trên thị trường hiện nay rất đa dạng, dao động từ khoảng 500.000 VND lên đến 10, 20 triệu đồng tùy loại, tùy chất lượng…

Đối với NIC, chất liệu vỏ mũ bảo hiểm của chúng tôi từ hào được làm từ 100% carbon cho độ hoàn thiện cao, tỉ mỉ từng chi tiết, đẹp mắt nhưng giá thành lại vô cùng “nhẹ ví” với mức giá chỉ từ 2.900.000 VND – 6.900.000 VND, rất đáng để bạn sở hữu và có cho mình những trải nghiệm tuyệt vời.

Bảng gía nón bảo hiểm NIC

Có nên chuyển quan sử dụng mũ bảo hiểm sợi carbon thay vì các sản phẩm mũ bảo hiểm nhựa ABS, PC hay không?

Mũ bảo hiểm làm bằng sợi carbon với những yêu điểm vượt trội sẽ góp phân giúp trải nghiệm lại xe của bạn được “nâng cấp” vượt trội.Tuy nhiên, khi chọn mũ bảo hiểm bạn cũng cần phải dựa trên nhu cầu hoạt động và ngân sách của bạn.

Nếu bạn chỉ sử dụng mũ bảo hiểm để đi những quảng đường ngắn, chưa có ngân sách phù hợp thì việc lựa chọn mũ bảo hiểm carbon là điều không quá cần thiết. Thay vào đó bạn vẫn có thể sử dụng các sản phẩm mũ bảo hiểm làm từ nhựa ABS, PC để phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân.

Mũ bảo hiểm fullface giúp giảm tiếng ồn, chắn gió

Các dòng mũ bảo hiểm carbon phổ biến

Mũ bảo hiểm carbon hiện có nhiều loại khác nhau, phục vụ cho nhu cầu đa dạng của người dùng. Dưới đây là ba kiểu dáng phổ biến:

Mũ bảo hiểm 1/2 carbon 

Mũ bảo hiểm 1/2 carbon được thiết kế cho việc mũ đội nửa đầu thông dụng, linh hoạt và phổ biến trong cuộc sống, dễ dàng trở thành điểm nhấn cho phong cách cá nhân trong mỗi chuyến đi từ đi học, đi làm, đi chơi,… Khối lượng mũ bảo hiểm ½ làm từ carbon thưởng nhẹ nhàng, đây là lợi thế lớn giúp người đội trong thời gian dài không phải lo lắng tình trạng mỏi cổ. 

Đặc biệt, một số mũ bảo hiểm còn có trang bị phụ kiện kính xịn sò giúp chắn gió, chắn bụi, chống tia UV, chống lóa bảo vệ mắt vô cùng tiện dụng.

Mũ bảo hiểm carbon 1/2

Mũ bảo hiểm 3/4 carbon 

Mũ 3/4 thường có thiết kế hở ở mặt trước, giúp người đội cảm thấy thoải mái và dễ dàng giao tiếp. Loại mũ này thích hợp cho những chuyến đi ngắn hoặc lái xe trong thành phố. 

Mặc dù không che kín hoàn toàn như các loại mũ fullface, nhưng mũ 3/4 vẫn cung cấp mức độ bảo vệ tốt cho phần đầu và hai bên. Thiết kế này cũng giúp người sử dụng có tầm nhìn rộng hơn.

Mũ bảo hiểm carbon 3/4

Mũ bảo hiểm fullface carbon 

Mũ fullface cung cấp sự bảo vệ toàn diện cho đầu, bao gồm cả quai hàm và mặt nhờ được trang bị công nghệ hấp thụ xung lực, giúp bảo vệ người đội trong trường hợp xảy ra va chạm mạnh. Đây là sẽ lựa chọn lý tưởng cho những ai tham gia vào các môn thể thao mạo hiểm hoặc đua xe. Thiết kế kín của mũ fullface giúp giảm thiểu tình trạng gió lùa vào mặt, tạo cảm giác thoải mái hơn khi di chuyển với tốc độ cao.

Mũ bảo hiểm carbon fullface

Liên hệ NIC Helmets

Thương hiệu mũ bảo hiểm NIC Helmets có hệ thống hơn 200 cửa hàng đại lý trải rộng khắp trên toàn quốc. Quý khách có nhu cầu mua mũ bảo hiểm carbon hay trở thành đại lý chính hãng của chúng tôi, hãy liên hệ ngay được tư vấn, báo giá hợp lý và vô vàn ưu đãi hấp dẫn.

Liên hệ thương hiệu nón bảo hiểm NIC
  • Đăng ký làm đại lý tại đường dẫn sau: https://nic-helmets/chinh-sach-dai-ly/
  • Địa chỉ công ty: 50A Dương Đức Hiền, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Đường dây nóng: 0906 994 129
  • Email: nichelmets@gmail.com – Website: nichelmet.com
  • Fanpage: NIC Helmets

Kết luận

Mũ bảo hiểm carbon không chỉ là một phụ kiện bảo vệ mà còn là một sản phẩm công nghệ cao, mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với các loại mũ truyền thống. Với sự nhẹ nhàng, độ bền cao và thiết kế đẳng cấp, mũ bảo hiểm carbon là lựa chọn lý tưởng cho những ai coi trọng sự an toàn và phong cách trong mỗi chuyến đi. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để lựa chọn cho mình một chiếc mũ bảo hiểm carbon phù hợp nhất.

Share:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN