Hướng dẫn đội mũ bảo hiểm fullface đúng cách cho người mới

Avatar of Nic Sport

Nic Sport

07/11/2024

Hướng dẫn đội mũ bảo hiểm fullface đúng các cho người mới

Mũ bảo hiểm fullface là sự lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ toàn diện phần đầu, nhưng với những người mới bắt đầu, việc đội mũ bảo hiểm fullface sao cho đúng và thoải mái có thể là một thách thức vì thiết kế ôm sát đầu đặc trưng của mũ. Trong bài viết này, NIC Helmets sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước để bạn dễ dàng làm quen, đội mũ bảo hiểm một cách chính xác và an toàn nhất. Hãy cùng tìm hiểu ngay!

Đội mũ bảo hiểm fullface sai cách không chỉ làm mất đi tác dụng bảo vệ, bị cấn 2 bên tai, gây khó chịu mà còn chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Khi mũ không ôm khít hoặc dây đai không được cài chắc chắn, mũ có thể văng ra trong quá trình di chuyển, khiến đầu bạn đối diện trực tiếp với nguy cơ chấn thương nghiêm trọng. Khi đội sai cách, tầm nhìn có thể bị hạn chế, làm giảm sự tập trung từ đó dẫn tới những tình huống nguy hiểm. Hãy nhớ, đội mũ đúng cách không chỉ là vấn đề thoải mái, mà còn là sự sống còn của bạn.

Tại sao bạn nên chọn mũ fullface?

Việc lựa chọn mũ bảo hiểm fullface không chỉ đơn thuần là tuân thủ quy định pháp luật mà còn là một quyết định khôn ngoan để bảo vệ bản thân. Loại mũ này mang đến nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại mũ bảo hiểm nửa đầu.

Khác với những loại mũ nửa đầu chúng ta thường đội hàng ngày, phù hợp với những quãng đường ngắn, đường trong nội thành bởi sự tiện lợi, dễ dàng sử dụng nhưng chỉ bảo vệ được phần đầu chứ không bảo vệ được 2 bên tai cũng như toàn bộ khuôn mặt. Mũ bảo hiểm fullface được ra đời để bảo vệ tốt hơn khi che phủ khuôn mặt, vùng đầu, 2 bên tai phù hợp với di chuyển ở tốc độ cao, những quãng đường dài. 

Tại sao nên chọn mũ fullface

Với cấu trúc vỏ cứng bằng các vật liệu nhựa ABS hay carbon cao cấp, mũ có khả năng chống va đập mạnh, chống đâm xuyên hiệu quả khi xảy ra tai nạn. Phần đệm bên trong mũ được làm từ các lớp xốp EPS (Expanded Polystyrene) có độ đàn hồi cao, giúp hấp thụ lực va đập và giảm thiểu chấn động truyền đến não.

Ngoài ra, thiết kế che kín toàn bộ khuôn mặt với tấm kính chắn gió giúp bảo vệ người đội khỏi các tác động của môi trường như bụi, mưa, gió, côn trùng và các vật thể bay vào mặt khi di chuyển.

Xem thêm: Cấu tạo & chức năng nón bảo hiểm fullface 

Hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm fullface đúng cách

Cách đội mũ bảo hiểm fullface cũng không quá phức tạp, các bạn chỉ cần thực hiện qua 3 bước bên dưới đây.

Bước 1: Mở khóa kính và nâng mũ lên

Trước tiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã mở khóa của kính chắn gió. Điều này giúp bạn dễ dàng thao tác đội mũ và không bị cản trở tầm nhìn. Khi bạn đã sẵn sàng, lấy chiếc mũ và nâng nó lên, lưu ý vẫn giữ khóa cài mở, sử dụng các ngón tay cố định thân mũ để mũ không bị ngã phía trước hoặc phía sau trong quá trình đội.

Mở khóa kính và nâng mũ lên

Bước 2: Thao tác kéo rộng 2 bên mũ, đặt mũ lên đầu từ phía sau ra trước

Khi đã mở khóa và nâng mũ lên, hãy cầm nắm 2 bên dây quai của mũ, nới rộng sao cho không gian mũ trước khi tiếp xúc không quá rộng cũng không quá hẹp, vừa vặn với vùng đầu. 

kéo rộng mũ 2 bên

Sau đó, đặt mũ lên đầu từ phía sau ra trước, cho mũ vào một cách dễ dàng mà không bị gập 2 bên tai.Từ từ điều chỉnh mũ sao cho mọi thứ đều ngay ngắn và ổn định. Hãy kiểm tra cảm giác khi đội mũ xem có thoải mái không, nếu mũ vừa ôm sát phần má, không xảy ra hiện tượng xê dịch, bị lệch thì việc đội mũ đã hoàn tất 80%. 

Đội mũ fullface lên đầu

Lưu ý là các bạn nên chọn mũ ôm sát 2 bên má để mũ đạt trạng thái bảo vệ tốt nhất, vì nếu bạn ưu tiên sự thoải mái ban đầu, chọn những chiếc mũ không ôm sát thì sau khi sử dụng một thời gian thì phần lớp đệm má 2 bên có thể bị giãn ra, từ đó khiến mũ dễ dàng bị xê dịch trong trường hợp bạn quay đầu qua trái/phải trong suốt quá trình di chuyển.

Bước 3: Cài dây đúng cách để đảm bảo an toàn

Cuối cùng, bước quan trọng nhất khi đội mũ bảo hiểm fullface là cài dây mũ một cách chính xác, nó như việc bạn đi xe ô tô, máy bay phải thắt dây an toàn vậy. Đầu tiên hãy chắc chắn rằng tất cả các bộ phận của dây đeo cũng như khóa đều hoạt động bình thường. Kiểm tra kỹ lưỡng để tránh gặp phải tình huống không mong muốn khi lái xe.

Trước khi cài dây, hãy nhớ kéo vừa đủ để đảm bảo rằng mũ không bị dịch chuyển nhưng vẫn cảm thấy thoải mái. Dây không nên quá chặt mà cần có độ co giãn nhất định để bạn có thể điều chỉnh trong suốt quá trình lái xe.

Cài dây quai sau khi đội mũ

Những lỗi thường gặp khi đội mũ bảo hiểm và cách khắc phục

Đội mũ quá rộng hoặc quá chật

Một sai lầm phổ biến khi đội mũ bảo hiểm fullface là chọn sai kích cỡ. Mũ quá rộng dễ bị trượt khi lái xe, còn mũ quá chật có thể gây khó chịu hoặc đau đầu. Để tránh điều này, hãy kiểm tra kích thước mũ kỹ lưỡng trước khi mua. Nếu cảm thấy mũ hơi chật lúc thử, hãy cân nhắc chọn kích cỡ lớn hơn. 

Bạn nên đo kích thước đầu trước bằng thước dây, thao tác đơn giản bằng cách quấn dây quanh trán, cách lông mày khoảng 2cm. Sau đó, so sánh với bảng kích thước của nhà sản xuất. 

Đo kích thước vòng đầu

Không điều chỉnh dây quai mũ đúng cách

Thao tác cài dây thường đơn giản nhưng lại dễ bị bỏ qua. Nhiều người thường cài dây mũ mà không biết rằng nó đã được điều chỉnh đúng cách hay chưa. Việc này không chỉ làm mất đi tính năng bảo vệ mà còn có thể gây ra mẹo họ không biết được khi nào cần phải chỉnh lại.

Giải pháp cho vấn đề này là tạo thói quen kiểm tra dây sau khi đội mũ bảo hiểm. Khi bạn nhấc mũ lên hoặc vào ra khi dừng lại, hãy ngay lập tức kiểm tra dây đeo, đảm bảo rằng nó không bị lỏng trước mỗi chuyến đi.

cài dây quai mũ fullface đúng cách

Chọn mũ có trọng lượng và thiết kế không phù hợp

Nhiều bạn thường chỉ lựa chọn mũ theo sở thích cá nhân mà quên đi thiết kế và trọng lượng có phù hợp với cơ thể và mục đích sử dụng của mình không. Một chiếc mũ nhẹ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, đặc biệt nếu bạn thường xuyên di chuyển dài. Tuy nhiên, trọng lượng nhẹ chưa hẳn đồng nghĩa với chất lượng, vì vậy hãy chú ý đến vật liệu của mũ làm từ gì và những công nghệ sản xuất của mũ.

Xem thêm: Nên sử dụng mũ bảo hiểm làm từ chất liệu gì?

Về thiết kế, nhiều bạn chỉ thường chú trọng vào vẻ đẹp bên ngoài mà quên đặt câu hỏi rằng thiết kế đó có thuận tiện cho việc di chuyển không? Thiết kế mũ có theo nguyên tắc khí động học không? Hãy tìm hiểu để chọn được thiết kế phù hợp với phong cách của bạn mà vẫn đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn như ECE 22.06, DOT, QCVN,….

Chọn nón fullface phù hợp

Ngoài ra, bạn nên xem xét thêm các tính năng và đặt câu hỏi cho nhân viên tư vấn để được hỗ trợ như hệ thống kính, bộ lót trong có thể tháo lắp thuận tiện hay không? Mũ có khả năng tích hợp bluetooth cho tiện ích khi lái xe hay không? Có hỗ trợ cho người đeo kính cận hay không?… 

Mẹo giúp người mới làm quen khi đội mũ fullface

Sử dụng trùm đầu ninja

Trùm đầu ninja khi đội mũ bảo hiểm fullface mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Nó giúp giữ vệ sinh cho mũ bằng cách ngăn mồ hôi và dầu nhờn bám vào lớp lót, đồng thời tăng sự thoải mái, giảm cảm giác khó chịu do ma sát với da đầu, da mặt khi mới vừa làm quen với mũ. 

Ngoài ra, khăn trùm đầu còn bảo vệ tóc và da khỏi bụi bẩn, vi khuẩn, giữ ấm trong thời tiết lạnh. Với tính tiện lợi, dễ tháo giặt, bạn không cần phải lo lắng về việc giặt mũ thường xuyên, giúp chuyến đi luôn dễ chịu và sạch sẽ.

Sử dụng khăn trùm đầu ninja

Custom lại lớp lót bên trong mũ

Trong trường hợp lớp lót bên trong gây khó chịu khiến việc đội mũ bảo hiểm fullface trở nên khó khăn, quá khó để làm quen hoặc bạn có kích cỡ vòng đầu đặc biệt hãy nhờ các nhân viên, nhà sản xuất thay thế lớp lót mặc định bên trong sao cho phù hợp với kích thước vòng đầu của bạn. 

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm fullface đúng cách cho người mới. Ngoài ra, trước khi đội mũ bạn cũng nên cân nhắc về kích cỡ, kích thước, cấu tạo, thiết kế,… để chọn cho mình một chiếc mũ bảo hiểm phù hợp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tìm cách đội mũ fullface ưng ý và phù hợp nhất cho mình. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với NIC Helmets để được tư vấn chi tiết hơn. 

Share:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN