Nên sử dụng vỏ mũ bảo hiểm làm từ chất liệu gì?

Avatar of Nic Sport

Nic Sport

18/11/2024

Nên dùng vỏ mũ bảo hiểm làm từ chất liệu gì

Chọn mũ bảo hiểm không chỉ dựa vào kiểu dáng hay giá cả mà còn phụ thuộc vào chất liệu cấu tạo của vỏ mũ, đây được xem là một trong những yếu tố quyết định đến độ an toàn và độ bền của mũ. 

Vậy nên sử dụng mũ bảo hiểm làm từ chất liệu gì để đảm bảo tối ưu cho cả sự an toàn và thoải mái? Hãy cùng NIC Helmets khám phá các loại chất của vỏ mũ bảo hiểm liệu phổ biến nhất trên thị trường hiện nay và ưu nhược điểm của từng loại từ đó giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

Tại sao việc lựa chọn chất liệu vỏ mũ bảo hiểm lại quan trọng?

Mũ bảo hiểm thường được cấu tạo gồm ba phần chính đó là vỏ mũ, lớp xốp đệm và lớp lót bên trong. Ba bộ phận này chịu trách nhiệm phối hợp với nhau để bảo vệ cho đầu người dùng.

Trong trường hợp xảy ra va chạm, lớp vỏ ngoài sẽ tiếp xúc và chịu một lực tác động lớn mặt đường, lớp xốp đệm và lớp lót bên trong sẽ hỗ trợ việc hấp thụ, phân tán lực xung động để giảm tổn thương cho vùng đầu nhiều nhất có thể. Vì là phần phải chịu nhiều lực nhất nên vỏ mũ đặc biệt quan trọng, cần được quan tâm nhiều nhất trước khi chọn mua mũ bảo hiểm.

Tổng hợp các loại chất liệu của vỏ mũ bảo hiểm

Vỏ mũ bảo hiểm làm từ nhựa ABS

Nhựa ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene) là loại nhựa phổ biến nhất được sử dụng trong sản xuất mũ bảo hiểm hiện nay. Chất liệu này có đặc tính chống va đập, chống đâm xuyên tốt và độ bền cao, đồng thời có giá thành phải chăng, khiến nó được ưu chuộng sản xuất trong nhiều lĩnh vực như đồ chơi, đồ gia dụng, mũ bảo hiểm,…

Vỏ mũ bảo hiểm nhựa ABS

Ưu điểm và nhược điểm của vỏ mũ nhựa ABS

Nhựa ABS dù phổ biến trong sản xuất mũ bảo hiểm nhờ giá thành hợp lý và độ bền tốt nhưng vẫn có một số hạn chế. Trọng lượng của nó thường nặng hơn các chất liệu cao cấp như sợi carbon, gây khó chịu khi đội lâu. Khả năng chống va đập cũng không bằng sợi carbon hay sợi thủy tinh, làm giảm hiệu quả bảo vệ trong các va chạm mạnh.

Bên cạnh đó, nhựa ABS dễ bị lão hóa khi tiếp xúc với ánh nắng và môi trường khắc nghiệt, khiến mũ xuống cấp. Về mặt thẩm mỹ, ABS cũng khó tạo ra các thiết kế mỏng nhẹ hoặc họa tiết tinh xảo.

Nhựa ABS trong sản xuất mũ bảo hiểm

Vỏ mũ bảo hiểm carbon (carbon fiber)

Sợi carbon là một loại vật liệu công nghệ cao được tạo thành từ các sợi carbon cực mỏng có đường kính chỉ khoảng 5 – 10 micromet (nhỏ hơn sợi tóc người), chúng liên kết chặt chẽ với nhau thành những sợi dài và mỏng. Bạn có thể tưởng tượng chúng giống như những ống hút siêu nhỏ, nhưng chắc chắn hơn nhiều.

Nhờ cấu tạo đặc biệt, sợi carbon ngày càng được nhiều người ưu chuộng, đây cũng là loại chất liệu tốt nhất để làm vỏ mũ bảo hiểm trong bốn loại chất liệu được sử dụng để làm vỏ mũ bảo hiểm hiện nay.

Chất liệu sợi carbon

Ưu điểm và nhược điểm của vỏ mũ sợi carbon

Sợi carbon được ứng dụng vào mũ bảo hiểm nhờ những ưu điểm về độ bền vượt trội và độ thẩm mỹ cao, toát lên phong thái tự tin, đẳng cấp. Trọng lượng nhẹ giúp người đội thoải mái ngay cả khi di chuyển lâu. Đồng thời, độ bền và khả năng chịu lực cao của sợi carbon giúp bảo vệ tối ưu khi va chạm, cũng như chống lại các yếu tố môi trường như hóa chất và ăn mòn, phù hợp với khí hậu nhiệt đới mưa nắng thất thường ở Việt Nam.

Tuy nhiên, nhược điểm của chất liệu này là giá thành cao và quá trình sản xuất phức tạp, các công đoạn như tạo hình vỏ đều phải làm thủ công bởi những người thợ có kinh nghiệm lâu năm.

Mũ bảo hiểm làm từ sợi carbon

Vỏ mũ bảo hiểm nhựa polycarbonate

PC (Polycarbonate) là một loại nhựa tổng hợp trong đó các đơn vị polyme được liên kết với nhau bằng các nhóm cacbonat. Nhựa PC mang lại sự ổn định và linh hoạt nên phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau. Loại nhựa tổng hợp này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mũ bảo hiểm, nằm giữa nhựa ABS và carbon về mặt chất lượng và giá cả. 

Chất liệu nhựa Polycarbonat

Ưu điểm và nhược điểm của vỏ mũ nhựa polycarbonate

Polycarbonate nổi bật nhờ những ưu điểm như trọng lượng nhẹ, có khả năng chịu hấp thụ va đập tốt từ đó giúp người đội cảm thấy thoải mái mà vẫn được bảo vệ an toàn. Ngoài ra loại vật liệu này có tính thẩm mỹ khá cao khi dễ dàng phủ lên mình những màu sơn đầy màu sắc.

Tuy nhiên, chất liệu này dễ bị trầy xước và có thể giảm độ bền theo thời gian khi tiếp xúc nhiều với những tác nhân gây hại của môi trường như mưa, nắng,… vì vậy các nhà sản xuất thường phủ lên mũ bảo hiểm có vỏ nhựa polycarbonate một lớp phủ bóng để tăng độ bền của mũ. Tham khảo nón bảo hiểm POC P07 làm từ chất liệu nhựa PC từ thương hiệu POC Helmets.

Mũ bảo hiểm làm từ Polycarrbonat

Vỏ mũ bảo hiểm làm từ sợi thủy tinh (fiberglass)

Sợi thủy tinh (fiberglass)  là vật liệu được làm từ những sợi thủy tinh cực mỏng, nhẹ, cực kỳ mạnh và chắc chắn. Chất liệu sợi thủy tinh thường được dùng làm mũ bảo hiểm theo kiểu truyền thống nhưng nó vẫn mang lại hiệu suất cao bởi độ bền vượt trội và khả năng chịu lực tốt.

Chất liệu sợi thủy tinh

Ưu điểm và nhược điểm của vỏ mũ sợi thủy tinh

Vỏ mũ bảo hiểm làm từ sợi thủy tinh mang lại sự kết hợp tuyệt vời giữa độ bền và trọng lượng nhẹ, giúp bảo vệ người sử dụng hiệu quả mà vẫn thoải mái khi đội lâu. Chất liệu này có khả năng chịu lực tốt, phân tán lực va đập và giảm nguy cơ chấn thương, trong khi giá thành lại hợp lý hơn so với các loại vỏ cao cấp như carbon. 

Tuy nhiên, sợi thủy tinh cũng có nhược điểm, về độ giòn có thể khiến nó bị nứt hoặc vỡ khi gặp va chạm mạnh. Hơn nữa, quy trình sản xuất vỏ mũ từ sợi thủy tinh đòi hỏi công nghệ phức tạp, và chất liệu này có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường, làm giảm tuổi thọ nếu tiếp xúc với độ ẩm cao hay ánh nắng mặt trời quá nhiều.

Bảng so sánh chất lượng các loại chất liệu vỏ mũ bảo hiểm

Loại vật liệu Độ bền Mức độ hấp thụ xung động Giá thành Tính thẩm mỹ
Nhựa ABS Cao Trung bình Thấp Đơn giản, ít biến tấu, chủ yếu dán tem hoặc sơn lên.
Carbon Rất cao Rất cao Cao Hiện đại, sang trọng, đa dạng mẫu mã.
Nhựa polycarbonate Trung bình Cao  Trung bình Đa dạng, có thể làm màu sắc khác nhau.
Sợi thủy tinh Cao Cao Trung bình Kiểu truyền thống, không đa dạng mẫu mã.

Liên hệ NIC Helmets

Chúng tôi chuyên phân phối mũ bảo hiểm carbon cao cấp, mang đến cho bạn trải nghiệm lái xe an toàn và phong cách. Mũ bảo hiểm carbon của NIC Helmets được sản xuất từ vật liệu cao cấp, nhẹ, bền, chống va đập tốt, đồng thời sở hữu thiết kế hiện đại, sang trọng.

Bạn muốn sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm carbon cao cấp? Hay bạn muốn trở thành đại lý chính hãng của NIC Helmets? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, báo giá hợp lý và hưởng vô vàn ưu đãi hấp dẫn.

Hãy cùng NIC Helmets xây dựng thương hiệu và mang đến những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng Việt Nam!

Liên hệ thương hiệu nón bảo hiểm NIC

Thông tin liên lạc:

Đăng ký làm đại lý tại đường dẫn sau: https://nic-helmets/chinh-sach-dai-ly/

Địa chỉ công ty: 50A Dương Đức Hiền, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Đường dây nóng: 0906 994 129

Email: nichelmets@gmail.com

Website: nichelmets.com

Fanpage: NIC Helmets

Kết luận

Tóm lại, có bốn loại chất liệu thường được sử dụng để làm mũ bảo hiểm. Từ nhựa ABS, sợi carbon, nhựa polycarbonate cho đến sợi thủy tinh, mỗi chất liệu đều có những ưu nhược điểm riêng. Hy vọng đọc bài viết này có thể giúp bạn lựa chọn được những chiếc mũ bảo hiểm có chất liệu vỏ phù hợp với nhu cầu của mình.

Share:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN