Đi phượt là gì? Cần chuẩn bị những vật dụng gì?

Đi phượt là lựa chọn lý tưởng dành cho người yêu thích khám phá thiên nhiên, muốn trải nghiệm cuộc sống tự do hay đơn giản chỉ cần một chuyến đi để giải tỏa căng thẳng. Vậy đi phượt là gì? Và khi bạn quyết định lên đường, cần chuẩn bị những vật dụng nào để chuyến đi an toàn, vui vẻ và trọn vẹn nhất? Hãy cùng NIC Helmets tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Đi phượt là gì?
Đi phượt là hình thức du lịch tự túc bằng xe máy hoặc phương tiện cá nhân, hướng đến khám phá vùng đất mới, trải nghiệm văn hóa địa phương và tận hưởng thiên nhiên hoang sơ. Khác với tour truyền thống, phượt mang tính tự do, linh hoạt hơn.
Tại Việt Nam, phong trào phượt bắt đầu từ đầu những năm 2000, xuất phát từ giới trẻ đam mê khám phá. Nhờ mạng xã hội lan truyền, sức hút những cung đường đẹp, “phượt” nhanh chóng trở thành nét văn hóa, kéo theo sự phát triển của các dịch vụ như homestay, quán ven đường, sửa xe lưu động.
Bên cạnh đó, qua những chuyến đi phượt còn giúp cho chúng ta rèn luyện tính tự lập, vượt qua giới hạn bản thân, giảm stress và kết nối với cộng đồng cùng đam mê.

Top 10 vật dụng cần chuẩn bị khi đi phượt bằng xe máy
Khi đã xác định đi phượt bằng xe máy, việc chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết là bước quan trọng để đảm bảo chuyến đi an toàn và thuận tiện. Dưới đây là danh sách 10 vật dụng thiết yếu mà bạn không nên bỏ qua.
Giấy tờ tùy thân cần thiết khi đi phượt
Giấy tờ tùy thân bao gồm chứng minh nhân dân/căn cước công dân, giấy phép lái xe, đăng ký xe và bảo hiểm xe máy.
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân: Đây là giấy tờ cá nhân bắt buộc phải mang theo để xuất trình khi cần thiết, đặc biệt khi gặp kiểm tra giao thông hoặc xảy ra các trường hợp khẩn cấp.
- Giấy phép lái xe: Phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe bạn điều khiển. Nếu không có hoặc giấy phép hết hạn, bạn sẽ bị phạt rất nặng.
- Đăng ký xe và bảo hiểm: Mang theo đăng ký xe chính chủ và giấy bảo hiểm xe để xác minh quyền sở hữu và đảm bảo quyền lợi khi xảy ra tai nạn hoặc sự cố.

Quần áo, giày dép đi phượt
Lựa chọn trang phục bảo hộ phù hợp là yếu tố quan trọng giúp bạn thoải mái và an toàn trên đường đi.
- Áo bảo hộ chuyên dụng: Ưu tiên áo có giáp bảo vệ vai, khuỷu tay và lưng. Nên chọn loại chống gió, có lớp lót chống nước hoặc kèm áo mưa rời. Thiết kế dạng lưới hoặc có khoang thoáng khí giúp bạn thoải mái cả khi chạy xe dưới trời nắng.
- Quần bảo hộ đi phượt:Hãy chọn quần có giáp bảo vệ đầu gối, vật liệu dày, chịu mài mòn tốt nhưng vẫn co giãn để dễ ngồi lái và leo trèo khi cần.
- Giày bảo hộ hoặc giày đế dày: Giúp giữ vững bàn đạp, bảo vệ cổ chân khi va chạm, đồng thời thích hợp di chuyển trên sỏi đá hoặc đường trơn trượt.
Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị thêm những trang phục thường ngày để tiện thay khi nghỉ ngơi, áo mưa phòng trường hợp thời tiết thay đổ mưa.

Mũ bảo hiểm ¾ hoặc mũ fullface
Đi phượt thì mũ ¾ hay mũ fullface là sự lựa chọn hàng đầu vì nó có khả năng bảo vệ toàn diện, che chắn tốt hơn. Bạn nên chọn mũ đạt tiêu chuẩn an toàn, vừa vặn với đầu để tránh gây khó chịu hoặc nguy hiểm khi đội lâu.
- Mũ bảo hiểm ¾: Có thiết kế hở mặt, thoáng khí, phù hợp cho những chuyến đi phượt ngắn ngày.
- Mũ fullface: Cung cấp sự bảo vệ tối đa cho đầu, mặt và cằm. Rất thích hợp cho những chuyến đi dài, địa hình hiểm trở hoặc thời tiết xấu.

Xem thêm: Chọn mũ bảo hiểm đi phượt loại nào tốt? Cần lưu ý gì?
Đồ dùng vệ sinh cá nhân
Trong chuyến đi phượt dài ngày, đồ dùng vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe và sự tự tin.
- Bàn chải, kem đánh răng, xà phòng tắm nhỏ gọn: Nên chọn kích thước mini hoặc loại du lịch để tiết kiệm diện tích balo.
- Khăn mặt, khăn tắm nhanh khô: Thích hợp cho phượt thủ bởi khả năng thấm hút tốt và nhanh khô.
- Dầu gội, sản phẩm chống muỗi: Khi đi qua vùng rừng núi hoặc nơi có nhiều côn trùng, đây là những vật dụng không thể thiếu nếu các biker có dự định nghỉ chân.
Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo giấy vệ sinh hoặc khăn ướt để tiện sử dụng trong nhiều trường hợp.

Bộ dụng cụ đa năng, bật lửa
Bộ dụng cụ đa năng là trợ thủ đắc lực giúp bạn xử lý các tình huống bất ngờ khi đi phượt tự túc, muốn trải nghiệm camping.
- Dao đa năng: Bao gồm nhiều chức năng như dao cắt, kéo, tua vít, mở chai,… giúp gọt trái cây, đốn củi,…
- Bật lửa hoặc que diêm: Dùng để nhóm lửa khi cắm trại hoặc trong các tình huống khẩn cấp.
- Dây dù đa năng: Có thể dùng để buộc đồ, làm giá treo hoặc hỗ trợ trong các trường hợp cần thiết.

Đèn pin
Đèn pin là vật dụng thiết yếu, đặc biệt khi bạn đi phượt qua đêm hoặc dừng chân tại những nơi không có điện. Giúp bạn quan sát tốt hơn khi trời tối.
- Đèn pin cầm tay: Nên chọn loại nhỏ gọn, pin sạc hoặc dùng pin AA để dễ thay thế.
- Đèn đội đầu: Giúp bạn rảnh tay khi làm việc trong bóng tối như sửa xe, dựng lều trại.

Dụng cụ cắm trại
Nếu chuyến đi của bạn có kế hoạch ngủ ngoài trời hoặc cắm trại, trang bị dụng cụ cắm trại phù hợp là điều cần thiết.
- Lều trại nhẹ, dễ dựng: Chọn loại lều có kích thước phù hợp với số người và dễ dàng mang theo.
- Túi ngủ: Có khả năng giữ nhiệt tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu từng khu vực.
- Thảm trải, ghế xếp nhỏ: Giúp bạn nghỉ ngơi thoải mái hơn khi dừng chân.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị đồ dùng nấu ăn cơ bản như bếp ga mini, xoong nồi, bình nước để đảm bảo tiện nghi.

Sạc dự phòng, các thiết bị điện tử
Quay phim, chụp ảnh kỷ niệm, ghi lại những cung đường, check in tại địa điểm đẹp dường như là một món ăn tình thần không thể thiếu đối với bất kỳ phượt thủ nào. Việc mang theo các thiết bị điện tử và sạc dự phòng là điều hết sức cần thiết.
- Sạc dự phòng: Đảm bảo các thiết bị như điện thoại, camera hành trình luôn hoạt động ổn định.
- Điện thoại, máy ảnh: Giúp bạn ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ và liên lạc khi cần.
- Thiết bị định vị GPS: Hỗ trợ tìm đường, tránh lạc hoặc cập nhật thông tin thời tiết, giao thông.

Thuốc và túi y tế
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất trên mọi hành trình, vì vậy việc mang theo thuốc và túi y tế sơ cấp cứu là điều không thể thiếu. Hỗ trợ bạn trong những trường hợp khẩn cấp như đi mưa bị ốm, vô tình va quẹt bị trầy, xước da,…
- Thuốc cơ bản: Thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc tiêu hóa, thuốc dị ứng…
- Băng gạc, bông, băng keo y tế: Dùng để sơ cứu các vết thương nhỏ hoặc trầy xước.
- Dung dịch sát trùng, gel rửa tay: Giúp vệ sinh sạch sẽ vết thương và giữ vệ sinh cá nhân.
Nên chuẩn bị thuốc theo tình trạng sức khỏe cá nhân và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết.

Dụng cụ sửa xe cơ bản
Xe máy là phương tiện chính khi đi phượt, vì vậy việc chuẩn bị dụng cụ sửa chữa cơ bản giúp bạn tự chủ động xử lý các sự cố kỹ thuật. Tuy nhiên, bạn cũng nhớ phải học cách chữa xe đơn giản để thao tác được chuẩn chỉ, không ảnh hưởng đến kết cấu của xe.
- Bơm tay mini: Dùng để bơm lốp khi bị xì hơi.
- Bộ vá săm: Gồm các miếng vá, hồ dán để sửa lốp thủng nhanh chóng.
- Cờ lê, tua vít, kìm: Hỗ trợ tháo lắp các bộ phận khi cần thiết.

Những lưu ý khi đi phượt bằng xe máy
Đi phượt tuy thú vị nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nếu bạn không chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là các lưu ý quan trọng giúp chuyến đi của bạn an toàn và suôn sẻ.
Chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch và lộ trình
Trước khi lên đường, bạn nên nghiên cứu kỹ lộ trình, điểm đến, thời tiết và địa hình để tránh bất ngờ. Có kế hoạch cụ thể giúp bạn chủ động ứng phó với các tình huống và tận hưởng chuyến đi trọn vẹn hơn.
- Xác định rõ quãng đường và thời gian dự kiến.
- Kiểm tra tình trạng xe máy, nhiên liệu, và các vật dụng cần thiết.
- Tìm hiểu trước nơi nghỉ ngơi, chỗ ăn uống để không bị lúng túng khi đến nơi.

Luôn tuân thủ luật lệ giao thông
An toàn là yếu tố hàng đầu khi đi phượt bằng xe máy. Không chỉ bảo vệ bạn mà còn giúp tránh bị phạt tiền hoặc mất quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra tai nạn.
- Đội mũ bảo hiểm đúng cách và đầy đủ các phụ kiện bảo hộ.
- Tuân thủ tốc độ giới hạn, không chạy xe khi mệt mỏi hay say xỉn.
- Giữ khoảng cách an toàn với các xe phía trước và chú ý biển báo giao thông.

Giữ gìn sức khỏe và thể lực
Đi phượt thường di chuyển nhiều, tiếp xúc với môi trường ngoài trời nên bạn cần chăm sóc sức khỏe thật tốt để tận hưởng trọn vẹn niềm vui khám phá.
- Ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước để tránh mất nước.
- Nghỉ ngơi hợp lý, không lái xe quá lâu liên tục.
- Mang theo các loại vitamin hoặc thực phẩm bổ sung nếu cần.

Giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường
Phượt không chỉ là hành trình khám phá mà còn là trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên. Hành động nhỏ của bạn góp phần giữ gìn vẻ đẹp của các địa danh để những người đi sau cũng có trải nghiệm tốt như bạn.
- Không xả rác bừa bãi, hãy mang theo túi rác nhỏ gọn để gom rác.
- Không làm hư hại cây cối, hoa lá hay môi trường xung quanh.
- Tôn trọng văn hóa địa phương và cư dân bản địa.

Liên hệ NIC Helmets
Chúng tôi chuyên phân phối mũ bảo hiểm carbon cao cấp, mang đến cho bạn trải nghiệm lái xe an toàn và phong cách. Mũ bảo hiểm carbon của NIC Helmets được sản xuất từ vật liệu cao cấp, nhẹ, bền, chống va đập tốt, đồng thời sở hữu thiết kế hiện đại, sang trọng.
Bạn muốn sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm carbon cao cấp? Hay bạn muốn trở thành đại lý chính hãng của NIC Helmets? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, báo giá hợp lý và hưởng vô vàn ưu đãi hấp dẫn.

Thông tin liên lạc:
Đăng ký làm đại lý tại đường dẫn sau: https://nic-helmets/chinh-sach-dai-ly/
Địa chỉ công ty: 50A Dương Đức Hiền, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đường dây nóng: 0906 994 129
Email: nichelmets@gmail.com
Website: nichelmets.com
Fanpage: NIC Helmets
Kết luận
Đi phượt là một hình thức du lịch tự do, đầy thú vị và ý nghĩa, giúp bạn khám phá thế giới xung quanh, rèn luyện bản thân và tạo nên những kỷ niệm khó quên. Tuy nhiên, để chuyến đi an toàn và suôn sẻ, việc chuẩn bị kỹ lưỡng từ giấy tờ tùy thân, quần áo, mũ bảo hiểm đến các dụng cụ cần thiết như đèn pin, bộ dụng cụ đa năng, thuốc men và dụng cụ sửa xe là điều không thể bỏ qua.
Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý tuân thủ luật lệ giao thông, giữ gìn sức khỏe và bảo vệ môi trường trong suốt hành trình. Với sự chuẩn bị chu đáo và tinh thần trách nhiệm, chuyến đi phượt của bạn sẽ trở thành một trải nghiệm tuyệt vời, mở ra nhiều cơ hội khai phá bản thân, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Chia sẻ: